[ux_text font_size=”1.05″ line_height=”2″ text_align=”left”]
Điều kiện lao động là gì?
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc xung quanh người lao động, được hình thành do tính chất, đặc điểm của công việc, công cụ lao động, đối tượng lao động và môi trường khí hậu trong không gian nơi làm việc có ảnh hưởng tác động đến sức khỏe, khả năng làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.
Mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động:
Thứ nhất: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Thứ hai: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động”.
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có hiệu lực ngày 01/03/2021. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ra soát theo TT này để có chế độ về bảo hộ lao động cho NLĐ. TT này quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.
Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Bồi dưỡng bằng hiện vật
Ngày 28/12/2021, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội đã ban hành Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2022. Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
• Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
• Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
• Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Quy định về xử phạt:
Điều 21, Nghị định Số 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thực hiện đánh giá, PLLĐ theo ĐKLĐ đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho NLĐ quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp cần:
1. Xác định thời gian thực hiện:Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến sự thay đổi về điều kiện lao động,…tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Lên danh mục nghề, công việc cần PLLĐ Lên danh mục công việc của toàn Công ty/nhà máy, đánh giá yếu tố có hại tiếp xúc, đặc điểm lao động, môi trường lao động
Thống kê các nghề, công việc đã được xếp loại và đang áp dụng chế độ dành cho NNĐHNN tại Công ty/nhà máy.
Với những công việc đang không thuộc Danh mục NNĐHNN (theo thông tư số 11/2020-BLĐTBXH) nhưng được đánh giá có tiếp xúc với các yếu tố có hại, nguy hiểm trong quá trình làm việc cũng cần thực hiện đánh giá ĐKLDD để làm căn cứ đề xuất đưa vào Danh mục NNĐHNN => Đây chính là điểm chính mà TT 29/2021-BLĐTBXH muốn hướng đến vì thực tế DM NNĐHNH đã ban hành từ rất lâu & không cập nhật đầy đủ những tên công việc theo thực tế tại doanh nghiệp, thông tư này ban hành ra để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được cập nhật, bổ sung thêm công việc mới vào DM NNĐHNN. 3. Lựa chọn đơn vị thực hiện Phân loại lao động
Việc tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và tuân thủ theo đúng phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư. Tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Lập kế hoạch thực hiện
Đơn vị thực hiện phân loại lao động có trách nhiệm khảo sát, thu thập thông tin, lựa chọn những chỉ tiêu cần đánh giá, quan trắc đối với từng công việc, nghề cần phân loại. Các chỉ tiêu được lựa chọn cần thể hiện được tính chất, đặc điểm của công việc, nghề cần đánh giá.
Bước 1: Xđ các yếu tố có tác động sinh học đến NLĐ trong hệ thống chỉ tiêu về ĐKLĐ quy định tại Phụ lục I.
Bước 2: Lựa chọn ít nhất 6 yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố A, B, C.
– Nhóm A: Nhóm yếu tố đánh giá về VSMTLĐ bao gồm: VKH, ồn, rung, bụi, hơi khí độc, vi sinh…. – Nhóm B: Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động bao gồm: Mức tiêu hao năng lượng, Biến đổi hệ tim mạch, Mức chịu tải của cơ bắp, Mức hoạt động não lực, Căng thẳng thị giác…
– Nhóm C: Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi – tổ chức lao động bao gồm: Mức tiếp nhận thông tin, Mức đơn điệu của lao động, Nhịp điệu cử động, Vị trí, tư thế lao động, Chế độ lao động…
Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc quy định theo TT.
– Thang điểm để đánh giá là điểm 06 quy định tại Phụ lục I, mức độ NN, ĐH, NH càng lớn thì điểm càng cao.
– Thời gian tiếp xúc với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 1 điểm.
– Yếu tố quy định thời gian tiếp xúc thì hạ 1 điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.
– Yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu thì chỉ chọn 1 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.
– Thang điểm để đánh giá là điểm 06 quy định tại Phụ lục I, mức độ NN, ĐH, NH càng lớn thì điểm càng cao.
– Thời gian tiếp xúc với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 1 điểm.
– Yếu tố quy định thời gian tiếp xúc thì hạ 1 điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.
– Yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu thì chỉ chọn 1 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.
Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố Bước 5: Tổng hợp kết quả theo mẫu tại Phụ lục II và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố. Căn cứ vào kết quả PPLĐ theo PP trên, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì NSDLĐ có văn bản gửi BLĐTBXH, SLĐTBXH để xem xét, có ý kiến.
5. Lựa chọn đối tượng tham gia đánh giá
Đơn vị thực hiện phân loại lao động có trách nhiệm lựa chọn số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thống kê và mang tính đại diện cho từng nghề, công việc.
Người lao động tham đánh giá cần có sức khỏe tốt để hạn chế gây sai số cho kết quả, đa dạng độ tuổi và giới tính.
6. Lập kế hoạch triển khai
Chủ đầu tư và đơn vị thực hiện phân loại phối hợp lên kế hoạch tùy theo kế hoạch làm việc/sản xuất của công ty/ nhà máy tại thời điểm đánh giá, tùy thuộc vào quy mô sản xuất, ngành nghề hoạt động, số lượng nhân lực và chỉ tiêu đánh giá.
Các số liệu về yếu tố vật lý, hóa học, sinh học cần được tập hợp ở 3 thời điểm cho mỗi lao động (theo Phụ lục I, TT 29/2021-BLĐTBXH).
Các chỉ tiêu tâm sinh lý cần được thu thập theo đúng phương pháp kỹ thuật, cụ thể mỗi lao động sẽ được đánh giá 3 ngày.
Cần phải thống kê tổng số lượng lao động theo công việc, thống kê số lượng lao động chia theo ca làm việc
Dựa vào đó chọn mẫu với số lượng ít nhất từ 10 – 30% tổng số lượng lao động tùy theo công việc, tính chất, đặc điểm công việc (Tùy vào nghành nghề khác nhau đơn vị đánh giá sẽ chọn số lượng mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê)
Một người lao động phải cam kết tham gia đánh giá tại 3 thời điểm: Đầu ca, giữa ca, cuối ca.
Các chỉ tiêu quan trắc khi thực hiện ở xưởng phải quan trắc tại vị trí làm việc của người lao động. Toàn bộ số liệu, bài kiểm tra, hồ sơ của từng người phải được lưu lại để làm tổng hợp số liệu, thống kê, phân loại theo hướng dẫn tại TT 29/2021-BLĐTBXH
Địa điểm đánh giá, tại nơi làm việc của NLĐ hoặc sắp xếp tuỳ vào điều kiện doanh nghiệp đảm bảo đánh giá được đầy đủ nhân viên, theo kế hoạch đã thống nhất
7. Tiến hành đánh giá tại nhà máy
Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và có sự chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ như lao động vắng mặt, thời gian làm việc có sự thay đổi,…
8. Báo cáo các cơ quan chức năng sau khi có kết quả PLLĐ
Các yêu cầu về kết quả đánh giá phải thể hiện được toàn bộ quá trình đánh giá, quy trình đánh giá đáp ứng đúng quy định của Luật như vậy mới được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận kết quả phân loại ĐKLĐ.
Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại TT 29/2021-BLĐTBXH, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì doanh nghiệp làm văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp ( Sở LĐTBXH địa phương), đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc NNĐHNN:
-Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.
– Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo TT 29/2021-BLĐTBXH
– Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo TT 29/2021-BLĐTBXH Sau khi Cục ATLĐ (Bộ LĐTBXH) tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét, đưa ra ý kiến về việc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục nghề, công việc NNĐHNN, trả lời bằng công văn. Nếu có những ý kiến, yêu cầu bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp phải bổ sung cho đến khi hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc NNĐHNN được phê duyệt thì doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc NNĐHNN cập nhật.
Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động như trên mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc NNĐHNH thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc NNĐHNH sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Điện thoại: 1900 1713
Email: info@hsevn.com.vn
Website: http://hsevn.com.vn
Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.
VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.