Dịch Vụ Tư Vấn Lập Hồ Sơ Môi Trường

SGC là một trong những đơn vị tiên phong trong dịch vụ lập hồ sơ môi trường, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách về việc lập hồ sơ môi trường trên toàn quốc.

1

Mô tả

Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động là nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tuy nhiên đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa có chuyên viên phụ trách và am hiểu về môi trường. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không nắm bắt được cần thực hiện những thủ tục môi trường nào vào giai đoạn nào gây không ít bất lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Bài viết này Công ty CPDV Công Nghệ Sài Gòn (SGC) sẽ tổng hợp những thủ tục cần có đẻ doanh nghiệp nắm bắt và thực thi một cách hiệu quả nhất.
dịch vụ tư vấn lập hồ sơ môi trường
dịch vụ tư vấn lập hồ sơ môi trường

1. Hồ sơ môi trường là gì ?

Hồ sơ môi trường là tập hợp bộ tài liệu về lĩnh vực môi trường. Mục đích nhằm đưa dự án của một công ty, doanh nghiệp, nhà nhà máy nào đó đi vào hoạt động mà không bị vi phạm pháp luật, không bị xử phạt theo Luật Môi trường đưa ra. Hơn nữa, giúp công ty, doanh nghiệp hay nhà máy hạn chế được phát sinh ô nhiễm từ quá trình sản xuất.

2. Tại sao doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường

Việc lập hồ sơ môi trường sẽ giúp các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đảm bảo được việc đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường làm việc, tránh được các rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoặc bị xử phạt theo quy định. Liên hệ ngay: 0986709307

3. Các loại hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp

3.1. Thủ tục môi trường cho doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động được quy định cụ thể tại cột 3, phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Kế hoạch bảo vệ môi trường: Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động được quy định cụ thể tại cột 5, phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động được quy định cụ thể tại cột 4, phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

3.2. Thủ tục môi trường cho doanh nghiệp đã đi vào hoạt động

a. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được lập nhằm quản lý các yếu tố có hại trong môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập.

    • Biểu mẫu: phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.

    • Tần suất lập: 1 lần/năm.

    • Chế độ nộp: lưu tại doanh nghiệp.

b.  Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành việc thu thập, đánh giá, đo lường, phân tích các yếu tố có hại trong môi trường lao động, được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Đối chiếu so với quy chuẩn hiện hành từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với các chỉ tiêu vượt chuẩn nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
    • Đối tượng lập: Đơn vị có chức năng thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động thực hiện.
    • Biểu mẫu: Phụ lục 3 – Mẫu 04, Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
    • Tần suất lập: tối thiểu 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: Trước ngày 15/12 hằng năm doanh nghiệp báo cáo về Sở Y Tế về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động.

c. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) là báo cáo được tích hợp bởi các báo cáo như: bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập.
    • Biểu mẫu: Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT – quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
    • Tần suất lập: 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: trước ngày 31/01 năm tiếp theo doanh nghiệp báo cáo về Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh và đơn vị phê duyệt hồ sơ môi trường.

d. Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động

Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết, đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích quản lý và giám sát các công tác an toàn vệ sinh lao động.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: Phụ lục II – Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH – quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
    • Tần suất lập: 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: Trước ngày 10/01 của năm sau cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế.

e. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động là báo cáo tình hình và thiệt hại do tài nạn lao động gây ra.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: Phụ lục XII, Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.
    • Tần suất lập: 2 lần/năm.
    • Chế độ nộp: Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm: gửi trước ngày 05/07 hằng năm. Đối với báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

f. Báo cáo công tác phòng cháy và chữa cháy

Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy là một trong những tài liệu bắt buộc của bộ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: phụ lục của Thông tư 52/2014/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
    • Tần suất lập: 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: Định kỳ vào quý IV hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải thống kê, báo cáo cho cơ quan Công an quản lý địa bàn.

g. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất là tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất phải lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư 32/2017/TT-BCT Quy Định Cụ Thể Và Hướng Dẫn Thi Hành Một Số Điều Của Luật Hóa Chất Và Nghị Định Số 113/2017/NĐ-CP
    • Tần suất lập: 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: trước ngày 15/01 của năm sau cho Sở Công Thương Tỉnh và Cục Hóa chất.

h. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm theo quy định của Luật Hóa chất 2007.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: không quy định.
    • Tần suất lập: 1 lần/năm.
    • Chế độ nộp: trước ngày 31 tháng 01 của năm sau cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương

i. Khám sức khỏe định kỳ

Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm; đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

j. Khám bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần cho người lao động, đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng 1 lần theo quy định của Luật An toàn Vệ sinh lao động.

k. Báo cáo y tế lao động

Báo cáo y tế lao động là  hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động, thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết.
    • Đối tượng lập: doanh nghiệp lập.
    • Biểu mẫu: phụ lục 8 – Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
    • Tần suất lập: 2 lần/năm.
    • Chế độ nộp: Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm: gửi trước ngày 05/07 hằng năm. Đối với báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau cho Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Liên hệ ngay: 0986709307

5. Dịch vụ lập hồ sơ môi trường tại SGC

SGC là một trong những đơn vị tiên phong trong dịch vụ lập hồ sơ môi trường, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách về việc lập hồ sơ môi trường trên toàn quốc. Tại sao nên chọn SGC để lập hồ sơ môi trường
  • SGC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ môi trường nói chung và lập hồ sơ môi trường nói riêng.
  • Có đội ngũ nhân viên giỏi, dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí cho khách hàng tìm hiểu về các thủ tục hồ sơ môi trường.
  • Thủ tục nhanh chóng, đầy đủ, cam kết chất lượng, đúng chuẩn quy định.
  • Chi phí cạnh tranh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dịch Vụ Tư Vấn Lập Hồ Sơ Môi Trường”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới